Tìm hiểu Ý nghĩa các thông số kỹ thuật của loa âm thanh chi tiết

Thông số kỹ thuật của loa là vấn đề quan trọng mà chúng ta cần biết khi mua bất kỳ loa âm thanh nào. Nhưng có thể các bạn chưa hiểu hết Ý nghĩa các thông số kỹ thuật của loa âm thanh đúng không? Ở bài viết này, Audio Hải Hưng sẽ giải thích cơ bản chi tiết và dễ hiểu nhất để các bạn hiểu hơn về bộ loa sắp chọn mua.
 
Xem nhanh

Những thông số kỹ thuật phổ biến của loa cần chú ý

  1. Số đường tiếng
  2. Số lượng và kích thước từng củ loa bass, mid, treble...
  3. Công suất định mức / Công suất đỉnh
  4. Độ nhạy
  5. Tần số đáp ứng
  6. Trở kháng
  7. Kích thước và trọng lượng loa

Ý nghĩa thông số kỹ thuật cơ bản của loa cần biết

1. Ý nghĩ số đường tiếng của loa

- Một tín hiệu âm thanh có đầy đủ 3 dải tần: bass (âm trầm), mid (âm trung), treble (âm cao) thì mới gọi là âm thanh trọn vẹn, tròn đầy. Và trong các loại loa cao cấp sẽ có đủ 3 loại loa tái tạo 3 dải âm thanh này. Tuy nhiên không phải hệ thống âm thanh nào cũng cần đến loại loa cao cấp này, bình thường chúng ta chỉ cần sử dụng loại loa có 2 đường tiếng. Riêng đối với các loại loa sub (loa siêu trầm) chỉ có một đường tiếng duy nhất và nó chỉ có nhiệm vụ đáp ứng dải tần số cực thấp (khoảng 25Hz-150Hz).
loa-toan-dai-2way-active-yamaha-dxr15
Loa 2 đường tiếng của hãng Yamaha

 
- Lưu ý là loa 3 đường tiếng khác với loại loa có 3 củ loa, vì một số model loa full đôi sẽ gồm 2 loa bass + 1 loa treble, không gồm loa tái tạo dải âm trung và không thể gọi là loa 3 đường tiếng. 

2. Số lượng và kích thước từng củ loa nói lên điều gì

- Các mẫu loa thùng thường gồm các củ loa nhỏ bên trong. Có 4 loại củ loa phổ biến: Tweeter (tái tạo dải cao), Woofer (tái tạo dải thấp), midrange (tái tạo dải trung) và sub-woofer (tái tạo dải siêu thấp). 
- Trong đó các loại loa thùng chúng ta thường thấy trong các dàn âm thanh làm sự kiện sẽ bao gồm có củ loa Tweeter và Woofer là đáp đáp ứng được yêu cầu sử dụng loa cơ bản. Loa subwoofer sẽ chỉ có sub-woofer và sẽ đảm nhận nhiệm vụ thể hiện dải tần siêu trầm, tăng uy lực và độ tinh tế cho dàn âm thanh. 
- Kích thước của từng củ loa này cũng khác nhau khá nhiều. 
 
so-luong-cua-loa-trong-thung-loa
Củ loa trong thùng loa

 
Ví dụ: Củ loa Tweeter thể hiện dải tần số cao sẽ cần dao động với tốc độ rất lớn, vì vậy kích thước của các củ loa này thường rất bé. Còn củ loa Woofer thì trái ngược lại với củ loa Tweeter, cần có kích cỡ đủ lớn để tái hiện âm thanh được mạnh mẽ hơn. Chính vì thế mà người ta thường ưu tiên loa subwoofer với củ loa 50cm (bass 50) hơn so với các loại củ loa 40cm (bass 40) khi trình diễn âm thanh.
- Việc cân đối giữa kích thước của loa với chất liệu làm màng loa cũng như cấu trúc thùng loa để tạo ra chất âm tốt nhất là bí quyết của các hãng sản xuất

3 Công suất định mức và Công suất đỉnh của loa

- Công suất định mức và công suất đỉnh của loa là rất khác nhau mà chúng ta cần phân biệt rõ. 
- Công suất đỉnh của loa là công suất tối đa mà chiếc loa đó có thể lên được trong một thời gian ngắn, khác với công suất thông thường có thể phát liên tục mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của loa. 

4. Tầm quan trọng độ nhạy của loa

- Độ nhạy là yếu tố cực kì quan trọng và ảnh hưởng đến độ lớn (độ to) loa có thể phát ra. Có thể tính toán mức âm lượng loa phát ra khi đứng ở khoảng cách 1 mét cách loa trong từng mức độ nhạy dưới hình sau:
- Độ nhạy của loa có đơn vị đo là dB/watt/m (với loa có trở kháng 8 ohm). 
danh-sach-do-nhay-cua-loa
Danh sách độ nhạy của loa cơ bản

 
Ví dụ: Một loa có độ nhạy 90 dB, công suất đầu vào 1W, ở tại vị trí đo cách loa 1m, loa phát ra âm thanh có mức cường độ âm 90 dB. Độ nhạy của loa sẽ cho chúng ta biết được âm lượng đạt được của loa khi phối ghép với một ampli cụ thể chứ không quyết định được đến chất lượng âm thanh.
Mời Các bạn tham khảo thêm Decibel - Đơn vị đo cường độ âm thanh để hiểu rõ hơn về độ nhạy và khoảng cách ảnh hưởng đến độ lớn âm thanh mà loa có thể phát ra.
- Những người chơi âm thanh có kinh nghiệm thường sẽ căn cứ vào độ nhạy để chọn mua ampli phối ghép loa cho phù hợp. Công thức thường được sử dụng để tính toán đó là công suất ampli gấp 10 lần, mức cường độ âm tăng 10dB và âm thanh sẽ lớn gấp đôi. 
Ví dụ: Loa có độ nhạy 90dB trên. Bộ loa này chỉ cần 1W để đạt mức cường độ âm 90 dB, cần 10W để đạt mức 100 dB (âm thanh lớn gấp đôi), 100W để đạt mức 110 dB (âm thanh lớn gấp bốn lần), và cần 1.000W để đạt mức 120 dB (âm thanh lớn gấp tám lần).

5. Trở kháng của loa

- Thông thường các vật dụng dẫn điện thường sẽ đi kèm giá trị điện trở nhất định, và loa cũng nằm trong số đó. Nó được thể hiện bởi trở kháng của loa trên bản thông số kỹ thuật. Giá trị này của loa càng lớn thì loa vận hành sẽ ổn định và kết hợp với ampli hiệu quả hơn, hạn chế tối đa các tình huống xấu ảnh hưởng làm cháy mạch ampli khi phối ghép sai. 
- Thông thường người chơi audio sẽ ưu tiên phối loa với ampli ở mức kết nối  trở kháng 6 - 8Ohm thì chúng ta không cần phải lo lắng gì, nhưng nếu ở mức 4Ohm trong các trường hợp tiết kiệm công suất hoặc vì lí do không mong muốn nào đó, sẽ cần lưu ý một số điểm. 
- Điều này có thể được minh chứng bằng thông số damping factor của ampli, chỉ số damping factor càng cao thì âm bass của loa càng chắc, khó vỡ, mạnh mẽ. Damping factor được tính bằng thương số giữa trở kháng loa và trở kháng đầu ra của ampli. Ví dụ: loa có trở kháng 8ohm, ampli có trở kháng đầu ra 0.01ohm, thì damping factor có giá trị 800. Với loa có trở kháng 4ohm, chỉ số này chỉ là 400. Vì vậy, loa với trở kháng cao hoạt động dễ dàng hơn và dễ phối ghép hơn.

6. Dải đáp tuyến tần số của loa

- Dải tần đáp ứng nói lên dải tần số âm thanh mà loa có thể tái tạo được trong quá trình vận hành. Đây là thông số phổ biến được nhiều người biết đến và chú ý khi lựa chọn mua loa.
- Con số này được nhà sản xuất "mặc định" trong khoảng 20Hz-20kHz (ngưỡng nghe của con người), nhưng thực tế không nhiều bộ loa đạt được điều này. Nói là "mặc định" là do chúng ta không đủ khả năng để kiểm tra xem thông số này có đúng như công bố hay không, cũng như có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đo lường thông số này như: khoảng cách từ loa đến thiết bị đo, hướng đo, tính chất của âm đo được, âm lượng...
- Chúng ta có thể trang bị thêm loa sub để bổ sung thêm về dải âm trầm cho bộ loa khi cần. Và cũng tùy theo mục đích sử dụng mà có thể chọn loa mạnh ở dài tần cụ thể như mid, treble hay bass, nhưng về mặt tổng thể dàn âm thanh cần thể hiện được trọn dải tần như kể trên để mang lại trải nghiệm tốt nhất.
 
y-nghia-thong-so-ky-thuat-cua-loa

7. Kích thước và trọng lượng loa

- Loa có rất nhiều kích thước, trọng lượng đa dạng khác nhau
- Kích thước của loa nhìn chung cần phù hợp với không gian, Loa nhỏ hay to không quan trọng bằng việc âm thanh phát ra phải "chất".
- Về yếu tố trọng lượng, Tùy theo vị trí đặt loa trên: chân đế, cheo tường, đặt trực tiếp xuống sàn thì quyết định nên chọn loa nặng hay nhẹ. Các loại loa trọng lượng cao khi hoạt động trình diễn sẽ phát âm thanh ổn định, chuẩn xác hơn các loại loa nhẹ. 
 
Qua bài chia sẻ Tìm hiểu ý nghĩa các thông số kỹ thuật của loa âm thanh chi tiết này, mong rằng sẽ giúp các bạn lựa chọn được dàn loa âm thanh chất lượng tương thích với hệ thống và phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng của các bạn