Tổng hợp các tiêu chuẩn thiết kế hội trường đạt chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn thiết kế hội trường phải đảm bảo đầy đủ công năng, tạo không gian ấn tượng hợp lý với cách sắp xếp nội thất khoa học nhất. Để biết được tiêu chuẩn thiết kế hội trường gồm những tiêu chuẩn cơ bản nào, đáp ứng những yêu cầu gì thì các bạn hãy tìm hiểu thêm thông tin ở bài viết này.
Xem nhanh

1. Tiêu chuẩn thiết kế hội trường là gì?

  • Tiêu chuẩn thiết kế hội trường là tiêu chuẩn chung được đưa ra theo quy định của Bộ Xây dựng, đảm bảo tính thẩm mỹ, hiệu quả, đồng thời phù hợp với không gian thực tế của hội trường cần thiết kế.
  • Các tiêu chuẩn thiết kế hội trường bao gồm: Tiêu chuẩn về sân khấu, chỗ ngồi khán giả, tiêu chuẩn âm thanh, xử lý tiếng ồn và tiêu chuẩn đảm bảo an toàn và thoát hiểm.
  • Tiêu chuẩn này tạo ra để áp dụng cho các công việc: Lập dự án đầu tư xây dựng, tư vấn thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, đánh giá, xét duyệt, kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu công trình hội trường.

Thiết kế hội trường cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn
Thiết kế hội trường cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn

2. Tiêu chuẩn thiết kế hội trường áp dụng như thế nào?

Hiện nay, hội trường được thiết kế, xây dựng với các sức chứa khác nhau từ 100, 200, 300, 500, 700, 1.000… chỗ ngồi, tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng. Do đó, đối với mỗi hội trường có sức chứa chỗ ngồi khác nhau thì sẽ có từng tiêu chuẩn cụ thể được áp dụng, nhằm đảm bảo thiết kế xây dựng hội trường theo đúng quy định được đưa ra.

Phân hạng hội trường theo quy mô sân khấu:

Hạng

Diện tích sàn diễn

Cấp công trình

Hạng I

Lớn hơn 100m2

Cấp I

Hạng II

Từ 60-100m2

Cấp II

Hạng III

Nhỏ hơn 60m2

Cấp III

Phân hạng hội trường theo quy mô ghế ngồi khán giả:

Loại phòng

Số ghế

Cấp

Cỡ A

1201 đến 1500 ghế

Cấp đặc biệt

Cỡ B

801 đến 1200 ghế

Cấp 1

Cỡ C

401 đến 800 ghế

Cấp 1

Cỡ D

251 đến 400 ghế

Cấp 2

Cỡ E

< 250 ghế

Cấp 3

Ngoại cỡ

>1500 ghế

Cấp đặc biệt

3. Tiêu chuẩn thiết kế hội trường thông dụng:

3.1. Tiêu chuẩn thiết kế sân khấu hội trường:

Thông thường, kích thước tiêu chuẩn của một sân khấu hội trường phụ thuộc vào không gian của hội trường đó.

3.1.1. Phần sân khấu chính:

Miệng sân khấu

Theo quy định của Bộ Xây dựng, kích thước miệng sân khấu là một chỉ số có tính chất hướng dẫn, phụ thuộc vào số lượng khán giả và phải đảm bảo tỷ lệ hình học của hình chữ nhật, nhưng có khoảng xe dịch cho phép khá rộng.

Chỉ số hướng dẫn kích thước miệng sân khấu:

Dung tích phòng

Kích thước tốt nhất (Rộng x Cao)

Phạm vi xê dịch cho phép

Ngoại cỡ (> 1500 ghế)

16 x 10m

Rộng = 14-18m

Cao = 5,5-10m

Cỡ A (1201 - 1500)

14 x 8

Rộng = 13-16m

Cao = 5-8,5m

Cỡ B (801 - 1200)

13 x 7,5

Rộng = 11,5-13m

Cao = 4,5-8m

Cỡ C (401 - 800)

12 x 6,5

Rộng = 10-12,5m

Cao = 4-7m

Cỡ D (251 - 400)

9,5 x 5

Rộng = 8,5-10,5m

Cao = 4,5-7m

Cỡ E (<= 250)

7 x 4,5

Rộng = 6-8m

Cao = 4-6m

Khung sân khấu:

  • Khung sân khấu nằm cách miệng sân khấu 1,2m. Kích thước khung sân khấu bằng kích thước miệng sân khấu.
  • Hành lang thao tác trên cầu khung sân khấu rộng tối thiểu 0,6m; tại vị trí có lắp các đèn chiếu rộng tối thiểu 1,2m.
  • Chiều cao thông thủy để đi lại 2,1m.
  • Sàn phải bằng thép, trải vật liệu êm tiếng, không bén cháy.
  • Hai mép hành lang phải có thành cao 10cm để chống vật trên sàn rơi xuống.

Sàn diễn

  • Sàn diễn nằm sau màn chính sân khấu, chiều rộng bằng chiều rộng miệng sân khấu, rộng thêm mỗi bên một dải rộng 85cm.
  • Chiều sâu mặt diễn tính từ màn chính sân khấu tới màn đáy sân khấu tính bằng 3/4 chiều rộng sàn diễn.
  • Chiều cao mặt sàn diễn so với mặt sàn trước hàng ghế đầu tiên là 0,95 - 1,15m.
  • Mặt sàn diễn phải bằng gỗ dày 4cm, bằng phẳng, không có khe hở, cấu tạo sàn đòn gánh đàn hồi.
  • Kết cấu chịu lực sàn bằng bê tông hoặc thép.
  • Nếu có sàn quay, sàn trượt thì khe hở không được lớn hơn 1cm, hai bên mép phải cao bằng nhau.
Tuân thủ nhiều nguyên tắc để mang lại hội trường đạt chuẩn
Tuân thủ nhiều nguyên tắc để mang lại hội trường đạt chuẩn

Không gian xung quanh sàn diễn

  • Hai bên sàn diễn cần có không gian mỗi bên 4m để đặt giá đèn chiếu, các ca bin thay nhanh trang phục.
  • Phía sau sàn diễn, sau màn đáy sân khấu cần có đường chạy qua lại, có chiều rộng >= 1,2m.

3.1.2. Phần sân khấu phụ:

Hai sân khấu phụ ở bên phải và trái sân khấu

  • Có diện tích, kích thước tương đương với sân khấu chính.
  • Chiều cao sân khấu phụ bằng chiều cao miệng sân khấu chính cộng thêm 2,4m.
  • Trên suốt chiều cao đó không được có kết cấu cố định hoặc đường dây ngăn cản chuyển dịch ngang của các bài trí, phông cảnh từ sân khấu chính sang các sân khấu phụ.

Sân khấu sau (Hậu đài)

Có diện tích, kích thước tương đương sân khấu chính, chiều cao cũng bằng chiều cao miệng sân khấu cộng thêm 2,4m, đủ để lùi các bài trí phông cảnh từ sân khấu chính ra phía sau không có kết cấu cố định ngăn cản.

Gầm sân khấu

  • Nếu gầm sân khấu bố trí các thiết bị mâm quay, sàn trượt, bàn nâng hạ thì chiều cao phụ thuộc thiết kế cụ thể của các thiết bị đó.
  • Nếu gầm sân khấu chỉ để bố trí các giá cất các phông màn dạng cuộn và bố trí lối đi ra hố nhạc thì chiều cao thông thủy >=2,1m.
  • Các lối đi phải có lan can hai bên.
  • Cần có ít nhất hai cửa ra vào gầm sân khấu ở hai phía đối diện nhau, chiều rộng mỗi cửa >=1,2m.
  • Sàn và tường gầm sân khấu phải đảm bảo ngăn nước ngầm chảy vào.
  • Tất cả mọi dây điện và dây thông tin ở dưới gầm phải là cáp chì hoặc cáp cao su tuyệt đối an toàn, cách nước, cách ẩm và không bị côn trùng, chuột bọ phá hoại.
  • Các thiết bị điện, động cơ, đường dây, ổ cắm, đầu nối... phải tính đến trường hợp bị ngập nước.
Sân khấu với nhiều hạng mục thiết kế
Sân khấu với nhiều hạng mục thiết kế

Dàn thưa

  • Toàn bộ hệ thống kết cấu chịu lực và sàn, hành lang phải bằng thép.
  • Xung quanh các sàn, hành lang phải có diềm cao 10cm, độ rộng khe hở trên sàn không được lớn hơn 1cm, để phòng vật rơi lọt xuống sân khấu.
  • Chiều cao thông thủy trên dàn thưa là 2,1m.

Hành lang thao tác

  • Chiều rộng các hành lang thao tác tối thiểu là 0,6m, tại các vị trí có mắc đèn chiếu tối thiểu 1,2m.
  • Chiều cao thông thủy tối thiểu 2,1m, trừ hành lang cao nhất nằm ở tường sau thiên kiều có chiều cao thông thủy 1,6m.
  • Kết cấu chịu lực và sàn hành lang thao tác phải bằng bê tông hoặc thép, có chống trơn, không có khe hở lớn hơn 1cm và hai bên mép phải có diềm cao 10cm.

Bậc thang sân khấu

  • Ở hội trường có dung tích phòng cỡ C trở lên phải làm bằng thép bản có vằn chống trơn, cỡ D trở xuống có thể làm bằng thép tròn.
  • Nếu thang có độ dốc trên 600 trở lên thì từ độ cao 3m trên sàn sân khấu trở lên phải có lồng sắt an toàn bao quanh thang.
  • Nếu thang thoải hơn phải có lan can tay vịn từ mặt sàn sân khấu trở lên.

Cửa sổ thoát khói

  • Trên toàn bộ các tường bao quanh sân khấu, sân khấu phụ, khoang treo không được thiết kế cửa sổ hoặc lỗ trống. Chỉ thiết kế các ô cửa sổ nằm ở phần cao nhất của khoang treo, trên dàn thưa và dưới kết cấu mái để thoát khói, hơi nóng và khí độc khi có cháy nổ.
  • Tổng diện tích các ô cửa thoát khói không nhỏ hơn 1/20 - 1/30 diện tích sân khấu chính.

3.2. Tiêu chuẩn thiết kế ghế ngồi hội trường:

  • Ghế ngồi phải được gắn chặt vào mặt sàn, trừ các ghế ở lô có sàn phẳng nhưng cũng không được quá 8 ghế tự do, xê dịch được (Cho phép ngoại lệ đối với phòng khán giả đa năng của nhà văn hóa, câu lạc bộ).
  • Các ghế lật phải đảm bảo không gây tiếng động khi sử dụng.
  • Kích thước ghế ngồi cho khán giả:
  • Chiều rộng (khoảng cách thông thủy giữa hai tay ghế): 45 - 55 cm.
  • Chiều sâu (khoảng cách giữa mép ghế với mặt tựa): 45 - 55cm.
  • Chiều cao mặt ghế so với sàn: 40 - 45 cm.
  • Khoảng cách để đi lại giữa hai hàng ghế:
  • Đối với phòng khán giả cỡ B trở lên phải >= 45cm.
  • Đối với phòng khán giả cỡ C trở xuống phải >= 40cm

Tiêu chuẩn thiết kế ghế ngồi hội trường
 

  • Số ghế tối đa được bố trí trong một hàng ghế liên tục phụ thuộc vào khoảng cách để đi lại giữa hai hàng ghế, cụ thể:

 

Có lối đi vào từ cả hai đầu hàng ghế

Chỉ có lối đi vào từ một đầu hàng ghế

Chiều rộng khoảng cách đi lại giữa hai hàng ghế (cm)

40

45

50

55

60

10

45

50

55

60

Số ghế tối đa được bố trí trong một hàng ghế

28

34

40

46

52

14

16

16

16

16

  • Chỗ ngồi cho người tàn tật phải bố trí ít nhất 1/3 số ghế hàng đầu có thể tháo rời ra được để cho người tàn tật ngồi xe lăn, hoặc chừa khoảng cách ít nhất 3,2m từ hàng ghế đầu tới lan can hố nhạc để sắp xếp chỗ ngồi cho người đi xe lăn.
  • Độ dốc sàn phòng khán giả phải bảo đảm để tia nhìn của khán giả ngồi hàng ghế sau không bị đầu khán giả ngồi hàng ghế trước che khuất. Yêu cầu nâng độ nâng cao tia nhìn tại mỗi hàng ghế tối thiểu là 12 - 15cm.
  • Trong mỗi lô không bố trí dưới hai ghế và trên 12 ghế. Không bố trí quá 2 hàng ghế trong lô có sàn phẳng và quá 3 hàng ghế trong lô có sàn chia bậc.

3.3. Tiêu chuẩn âm thanh hội trường:

  • Không được có những khuyết tật về âm thanh như hội tụ âm, tiếng dội.
  • Không được có hai âm thanh phản xạ tiếp theo nhau đến tai người nghe ở bất kỳ điểm nào trong phòng khán giả với độ chênh lệch 0,05 giây.
  • Phải đảm bảo thời gian âm vang thực tế của phòng không chênh lệch quá 10% so với thời gian âm vang tốt nhất.

3.4. Tiêu chuẩn ánh sáng hội trường:

  • Đối với các không gian bên trong công trình, ngoài phòng khán giả, độ rọi yêu cầu không dưới 50 lux.
  • Đối với không gian bên trong phòng khán giả, trước khi mở màn và trong giờ giải lao, độ rọi không dưới 100 lux.
Ánh sáng hội trường phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn
Ánh sáng hội trường phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn

3.5. Tiêu chuẩn về an toàn, thoát hiểm:

  • Toàn bộ thiết kế kết cấu, vật liệu trong hội trường và thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy... phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy.
  • Hội trường có dung tích phòng cỡ B trở lên phải có màn ngăn cháy ở vị trí miệng sân khấu; dung tích phòng ngoại cỡ (1500 ghế trở lên) phải có màn ngăn cháy ở vị trí miệng sân khấu và các vị trí có thể tập trung đông người khác như sảnh nghỉ, căng tin, phòng khiêu vũ.
  • Các hội trường đều phải có cửa – vị trí cho phép di tản đồng loạt, với tỷ lệ ít nhất là 30m2/100 người.
  • Ở trước khu vực di tản không có bất cứ vật cản trở nào (tường rào, đồ vật…). Phòng khi di chuyển với lượng lớn người thì sẽ không bị tắc nghẽn, càng không gây hoang mang khi sự cố bất ngờ xảy ra.
  • Hội trường bố trí ít nhất 3 cửa thoát hiểm.
  • Có biển báo sáng để chỉ dẫn thoát hiểm trong khi khẩn cấp.
  • Lối ra từ cửa thoát hiểm phải là một không gian mở.
  • Mặt trước khi thiết kế hội trường có khoảng cách tối thiểu 150 cm/100 người, những hội trường ngoại cỡ thì khoảng cách gấp 10 lần.
>>>Xem ngay hệ thống thiết bị âm thanh hội trường cao cấp hiện nay

4. Địa chỉ tin cậy liên hệ tư vấn tiêu chuẩn thiết kế hội trường:

Việc áp dụng các tiêu chuẩn trong thiết kế hội trường không phải là việc đơn giản. Do đó, nếu có nhu cầu xây dựng hội trường bạn nên liên hệ những người có kinh nghiệm, hoặc các nhà thiết kế chuyên nghiệp để có sự tư vấn phù hợp để có điều chỉnh và linh hoạt trong việc xây dựng hội trường.

"Bạn nên xem chi tiết Dịch vụ lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường, sân khấu biểu diễn"

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và công nghệ Hải Hưng tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế hội trường. Liên hệ ngay hotline 0986572500 hoặc website https://haihung.com/ để được Hải Hưng tư vấn tốt nhất.