Quy trình kết nối các thiết bị âm thanh CHUẨN và CHÍNH XÁC 2024

Bạn mới sắm một dàn âm thanh mới, nhưng không biết cách lắp đặt, kết nối như nào sao? Hải Hưng sẽ giúp bạn, chúng tôi là chuyên gia âm thanh hãy để chúng tôi đem đến cho bạn quy trình kết nối các thiết bị âm thanh "Chuẩn không cần chỉnh", và hướng dẫn các bị đấu nối Mixer, Ampli, Equalizer, loa một cách đơn giản và chính xác nhất
Xem nhanh

1. Cách đấu nối Mixer với các thiết bị Audio khác:

Từ Ampli bạn có thể kết nối ra nhiều thiết bị âm thanh khác như Micro, các nhạc cụ, cục đẩy, ampli, loa ... tất cả sẽ được Audio Hải Hưng hướng dẫn dưới đây.
  • Hãy cắm các micro và các nhạc cụ theo thứ tự thích hợp nhất đối với từng người. Nhưng chú ý các micro nên ở một nhóm, và nhạc cụ ở một nhóm.
  • Toàn bộ micro cắm vào jack XLR. Nếu micro là loại dynamic, đừng mở PHANTOM power. Nhưng nếu micro là loại condenser, bạn PHẢI mở PHANTOM power và cắm vào ngõ XLR mới hoạt động được.
  • Nhạc cụ cắm vào jack 6 ly.
  • Nối Send Effect của MICER vô INPUT của Effect, và OUTPUT của Effect vô Return của mixer.
  • Nối L/R master vô Equalizer.
  • Nối Aux out 1 - 2 vô hệ thống Ampli-Loa kiểm tra.
  • Nếu mixer của bạn có Subgroup, bạn hãy chia chúng theo theo từng nhóm (vd : Ca là nhóm 1,2; nhạc cụ là nhóm 3,4; Trống thùng là nhóm 5,6…)
  • Chỉnh toàn bộ Gain (trim) về vị trí nhỏ nhất (tối đa bên trái), kéo toàn bộ các fader volume ở mức nhỏ nhất
  • Đưa Equalizer của từng đường (Hi, Mid, Lo) về 0 (vị trí ngay giữa).

>>Nếu bạn vẫn chưa hiểu cách này, hãy xem chi tiết về Cách đấu nối Mixer với các thiết bị Audio khác (Bằng hình ảnh)​

Cách đấu nối Mixer với các thiết bị khác
Cách đấu nối Mixer với các thiết bị khác

2. Hướng dẫn cách kết nối Ampli với Equalizer:

Việc kết Ampli với Equalizer rất là dễ dàng, có thể mới đầu bạn sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng bạn đọc hướng dẫn của Hải Hưng sẽ cảm thấy dễ. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 2 sợ dây, một đầu 6 ly và một đầu bông sen. Ta tháo 2 cầu nối đằng sau của phần Effec Ampli, ta cắm phần Out của Ampli vào In của Equalizer và ngược lại phần Out của Equalizer vào phần In của Ampli. Như vậy là bạn đã hoàn thành rồi, rất đơn giản phải không, hãy thực hiện nó nhé.
 
 >>>Bạn đừng bỏ lỡ Cách chỉnh bộ tần số âm thanh Equalizer (Lọc xì) HAY NHẤT 2019

Dưới đây là hình ảnh 2 cầu nối của Effec Ampli, bạn cần tháo nó để tiến hành cắm:

Kết nối Ampli với Equalizer

Kết nối Ampli với Equalizer
 

3. Cách kết nối Ampli với các thiết bị Audio khác:

Cũng như Mixer thì Ampli có rất nhiều tín hiệu đầu ra, bạn có thể kết nối Ampli với Mixer, loa, đầu đĩa CD/DVD,... các bạn hãy xem hướng dẫn chi tiết dưới đây.

>>>Xem ngay 
Bật mí trọn bộ từ A-Z kinh nghiệm sử dụng Amply hay nhất 2019
 
Kết nối Ampli với các thiết bị khác
Kết nối Ampli với các thiết bị khác

 
 
   >>Tuyển chọn 98 mẫu Amply Receivers chuyên dành cho xem phim, nghe nhạc gia đình (Đặt Online nhận ngay ưu đãi giảm 10%)
 
  • Signal GND: Trạm gắn dây nối đất, giúp chống nhiễu và tránh bị điện giật khi có hiện tượng rò điện.
  • Inputs: Các cổng kết nối tính hiệu âm thanh vào:
  • Phono: Cổng kết nối với máy hát dĩa loại lớn, cổng này chỉ dành cho tín hiệu công suất nhỏ, không được kết nối với các nguồn tín hiệu khác.
  • CD: Cổng kết nối với đầu phát CD/VCD/DVD.
  • Tuner: Cổng kết nối với máy nghe đài (Radio).
  • Line: Cổng kết nối với các nguồn tín hiệu âm thanh khác như TV, MP3,…
  • Recorder: Cổng dùng để kết nối với các thiết bị có chức năng thu thanh.
  • PB (Playback): Cổng kết nối với tín hiệu âm thanh ra (Audio Out) của đầu thu âm.
  • Rec (Recorder): Cổng kết nối với tín hiệu âm thanh vào (Audio In) của đầu thu âm.
  • Pre Out: Cổng xuất âm thanh ra dưới dạng tiền khuếch âm (khuếch đại âm thanh mức nhỏ) dùng để kết nối với các thiết bị khuếch đại âm thanh khác.
  • Speaker Systems: Cổng kết nối với loa.
  • AC Outlets: Các cổng cung cấp điện cho các thiết bị xung quanh khác như đầu phát CD/VCD/DVD,… đây là các cổng cấp điện được Bật/Tắt thông qua công tắc On/Off của Amply. Các thiết bị lấy điện qua cổng này thường công tắc sẽ luôn ở trạng thái On (Bật) và sử dụng công tắc của Amply chung cho tất cả

4. Hướng dẫn cách kết nối Loa với Amply:

Cách đấu nối Amply với loa
Cách đấu nối Amply với loa
 
  • Cổng kết nối với loa, được chia làm hai trạm kết nối A và B, mỗi trạm có 4 cổng kết nối dành cho tín hiệu Âm (-) và Dương (+) của hai kênh trái (Left) và phải (Right). Khi nối với loa cần phải chú ý nối đúng màu sắc hoặc đúng ký hiệu ghi trên các cổng kết nối của Amply và loa.
  • Hai trạm kết nối sẽ cho phép kết nối với 4 loa, 2 loa bên trái và 2 loa bên phải. Nếu chỉ có 2 loa thì bạn hãy kết nối vào trạm A. 
  • Đây chỉ là cách kết nối loa thông thường, những cách kết nối khác dành cho hệ thống âm thanh phức tạp hơn sẽ được hướng dẫn trong các bài khác.
  • Vị trí đặt loa trái và phải được tính theo vị trí của người nghe, không phải tính theo vị trí đặt Amply.
  • Cần sử dụng loại đầu dây kết nối loa với Amply đúng với các cổng kết nối của Loa và Amply. Một số cổng kết nối cho phép sử dụng đầu dây trần, chỉ cần bỏ lớp nhựa cách điện ở đầu dây sau đó gắn vào cổng kết nối và vặn chặt lại là được.
 
   >> Đừng bỏ lỡ hơn 523+ mẫu Loa Karaoke, nghe nhạc dành cho gia đình, cam kết hàng chính hãng 100%

 

5. Hướng dẫn cách kết nối cục đẩy công suất với loa và Amply:

+ Kết nối cục đẩy với loa:

Để kết nối được bạn phải sử dụng Jack Cannon, bạn hãy chuẩn bị số dây tương ứng với số loa, ví dụ bạn có 2 loa thì bắt buộc phải sử dụng 2 dây. Bạn lấy dây có Jack Canon 1 đầu cắm vào loa và 1 đầu cắm loa và 1 đầu cắm vào cục đẩy (Như hình minh họa bên dưới)
 

 

Kết nối cục đẩy công suất với loa Sub như sau:

+ Kết nối cục đẩy với Amply:

Bạn sẽ phải sử dụng 1 dây có đầu AV và 1 đầu là Jack Canon, trên Ampli bạn tìm cổng LINEOUT, trên cục đẩy bạn tìm cổng CH.A/CH.B - INPUT. sau đó sử dụng dây để kết nối với nhau, bạn có thể xem hình minh họa dưới đây.
 
Cách kết nối Amply với Cục đẩy công suất
Cách kết nối Amply với Cục đẩy công suất

 

6. Cách sử dụng các nút điều khiển của Ampli:

Cách sử dụng các nút điều khiển của Ampli
  • On/Off: Nút dùng để Bật/Tắt nguồn điện của Amply.
  • Phones: Lỗ cắm dành cho tai nghe (headphone).
  • Speakers: Nút bật tắt 2 trạm loa A và B.
  • Bass: Nút điều chỉnh âm thanh trầm.
  • Treble: Nút điều chỉnh âm thanh bổng.
  • Loudess: Nút bù âm thanh trầm ở mức âm lượng nhỏ. Thông thường khi điều chỉnh âm lượng nhỏ thì tiếng trống (âm thanh trầm) sẽ rất yếu, khi đó nếu bật nút Loudness thì âm thanh trầm sẽ được tăng lên làm cho âm thanh được cân bằng hơn. 
  • Chức năng này chỉ có tác dụng khi nút điều chỉnh âm lượng (Volume) ở mức nhỏ, khi điều chỉnh âm lượng lớn (khoảng từ mức giữa trở lên) thì chức năng Loudness sẽ không còn tác dụng nữa.
  • Balance: Nút chỉnh cân bằng âm thanh cho kênh trái (Left) và kênh phải (Right).
  • Volume: Nút điều chỉnh âm thanh (âm lượng) lớn nhỏ.
  • Sound Direct: Nút Bật/Tắt tính năng cho phép phát âm thanh trực tiếp mà không qua bộ điều chỉnh âm sắc (Bass, Treble, Balance).
  • Rec Out Selector: Nút lựa chọn tín hiệu từ một trong các cổng vào để cho ra cổng kết nối với thiết bị thu âm.
  • Input Selector: Nút lựa chọn nguồn tín hiệu từ một trong các cổng tín hiệu vào để khuếch âm.
Trên đây Hải Hưng đã cùng bạn tìm hiểu các cách đối nối các thiết bị âm thanh, quy trình kết nối các thiết bị âm thanh "Chuẩn không cần chỉnh". Bạn hãy tham khảo và cùng đóng góp ý kiến nhé.

>>Bạn nên xem chi tiết 
Các ký hiệu, ý nghĩa, công dụng, chức năng các nút trên Amply