Hiệu ứng âm thanh 3D là gì? Tìm hiểu chi tiết về âm thanh 3D

Hiệu ứng âm thanh 3D hiện nay đang là một trong những hiệu ứng đang được ưa chuộng nhất hiện nay, nó không chỉ giúp mang lại cho bạn một không gian sống động và những bộ phim có chất lượng âm thanh tuyệt hảo mà nó còn đưa bạn lạc vào thế giới trong phim.
Xem nhanh
Vậy hiệu ứng âm thanh 3D được cấu tạo như thế nào, và những ưu điểm của nó tất cả sẽ được Audio Hải Hưng giải đáp sau đây.
 

1. Hiệu ứng âm thanh 3D là gì?

Âm thanh 3D là một dạng âm thanh lập thể hay còn được gọi là Auro 3D, là một trong những tiêu chuẩn âm thanh nổi ba chiều thế hệ kế tiếp, hệ thống âm thanh 3D tạo ra một hệ thống âm thanh vòng bao quanh người xem để mang đến cho người xem, người nghe một hệ thống âm thanh sống động, và mang đến cho họ cảm giác như mình đang lạc vào thế giới bên trong phim ảnh.
 
Hệ thống âm thanh 3D đã tiến xa hơn các hệ thống âm thanh cơ bản, nó không chỉ bao phủ xung quanh người nghe mà nó còn bao phủ phía trên nữa do vậy hiệu ứng âm thành 3D mang đến hiệu ứng phân tầng, khiến bạn có cảm giác như chìm đắm trong hệ thống âm thanh 3D

>>>Bạn đã biết 
Cách tính công suất đường dây loa trong hệ thống âm thanh

Mô phỏng hiệu ứng âm thanh 3D
Mô phỏng hiệu ứng âm thanh 3D
 

2. Nguồn gốc của kỹ thuật thu âm 3D:

Clement Ader, một kỹ sư người Pháp thế kỷ 19. Năm 1881, Ader giới thiệu thiết bị Theatrophone, một hệ thống truyền âm dạng điện thoại để phát thanh một buổi hòa nhạc Opera ở Paris. Các cặp micro thu âm được thiết đặt vị trí phía trước sân khấu từ trái sang phải. Tín hiệu âm từ buổi hòa nhạc được truyền qua các đầu thu điện thoại đến người nghe. Và chỉ với một cặp thiết bị nhận tín hiệu ở mỗi tai, người nghe có thể thưởng thức vở nhạc kịch như đang ngồi ở các hàng ghế trước.
 
Năm 1933, AT&T Bell Laboratories giới thiệu âm thanh 3D tại Chicago World’s Fair. Các kỹ sư sử dụng một hình nộm cơ khí mang tên Oscar, với micro thu âm gắn ở hai bên má phía trước tai. Oscar được đặt trong phòng kín để thu âm và người nghe phía ngoài dùng các thiết bị nhận tín hiệu để nghe thấy chính xác âm thanh mà hình nộm tiếp nhận. Kỹ thuật này cũng giống như cách mà Ader đã làm, tuy nhiên chất lượng âm thanh nhận được cả hai phát minh này đều khá tệ.
 
Âm thanh 3D có ứng dụng khá tốt trong các lĩnh vực âm thanh như phát thanh radio hay các kỹ thuật âm thanh thực nghiệm. Gần đây Cộng đồng ASMR (Autonomous Sensory Meridian Response Community) còn sử dụng âm thanh 3D như một biện pháp giúp thư thái đầu óc.

>>>Bạn nên xem ngay 
Tìm hiểu decibel - Đơn vị đo mức cường độ âm thanh

 Hiệu ứng âm thanh 3D là một trong những hiệu ứng đỉnh cao
 Hiệu ứng âm thanh 3D là một trong những hiệu ứng đỉnh cao

3. Hệ thống loa Auro-3D:

Auro 3D sử dụng công nghệ mới cho việc truyền tải chất lượng âm thanh không nén theo cấp độ tương thích. Thông số độ cao được ghi nhận trong lúc ghi hình hoặc được tạo ra trong quá trình hòa âm rồi sau đó sẽ được phối với âm thanh định dạng PCM stream chuẩn 5.1. Bất kì thiết bị nào có Auro-Codec Decoder đều có thể giải mã phần hòa âm Auro 3D gốc này nên sẽ rất tiện khi được phát trên hệ thống loa tương thích (Auro 9.1/Auro 10.1/Auro 11.1…). Nhờ vào khả năng tương thích ngược của Auro 3D, những thiết bị không có Auro-Codec Decoder vẫn sẽ cho ra âm thanh 5.1 PCM gốc mà không bị giảm sút chất lượng.

Hệ thống Auro 9.1 không chỉ tạo ra một trải nghiệm thưởng thức âm thanh nổi mới mà còn giúp tạo ra một hệ thống âm thanh 5.1 hiệu quả có bổ sung thêm hiệu ứng âm thanh theo chiều phía trên.

Hiệu ứng âm thanh mới có thể được miêu tả là âm thanh vòm trên cao khi bổ sung chiều không gian âm thanh cuối cùng trong việc tái tạo âm. Auro đã sử dụng các lớp âm thanh phía trên trong rạp chiếu phim để tạo ra hệ thống âm thanh Auro 11.1 vốn được xây dựng bởi Barco, một công ty nghiên cứu và sản xuất các thiết bị hiển thị. Đó cũng là cách mà Auro-3D được mang vào các hệ thống âm thanh tại gia.
 
 Hiệu ứng âm thanh 3D thích hợp cho xem phim
 Hiệu ứng âm thanh 3D thích hợp cho xem phim

4. Âm thanh 3D hoạt động như thế nào?

Đầu tiên là phải có một số lượng loa nhất định. Loa trung tâm mang lời thoại do hầu hết các diễn viên nói từ vị trí chính giữa màn hình, các loa bên trái và phải mang âm thanh về âm nhạc và hiệu ứng âm thanh cùng một vài lời thoại ngoài lề xuất hiện từ phía bên hoặc các góc gần đó.
Tiếp theo là đặt hai loa hai bên và hơi cao hơn so với vị trí ngồi nghe, cung cấp các âm thanh môi trường và tạo hiệu ứng âm thanh vòm.
Cuối cùng, môt loa siêu trầm dùng để tái tạo các âm có tần số thấp và siêu thấp dùng  trong các bộ phim có tiếng động vật như bước chân khủng long hay tiếng gầm của động cơ phản lực.
 

5. Một số điều về âm thanh 3D có thể bạn chưa biết

Một trong những điểm quan trọng là các loại loa này phải có những kênh riêng biệt, có những tín hiệu riêng dành cho chúng hoặc các kênh ma trận. Từ đó, âm thanh sẽ được trích xuất hoặc chia nhỏ từ một kênh riêng biệt của chúng. Đó là lý do có các chỉ số hệ thống của loa như 2.0.5.0.6.1… được gắn với các định dạng âm thanh vòm sẽ được tái hiện.
Con số đầu tiên dùng để chỉ những kênh khác nhau hoặc độc lập, riêng biệt hay toàn dải có áp tần từ 20Hz đến 20kHz. Theo đó 2.0 có nghĩa là hệ thống có 2 kênh, thường được gọi là Stereo, 5.0 thì có 5 kênh riêng biệt với những tín hiệu riêng biệt của 5 hệ thống loa khác nhau còn con số .1 chỉ tạo loa siêu trầm chuyên phân tần số thấp từ 3Hz đến 120Hz. Do đó, hệ thống 5.1 sẽ có các kênh riêng biệt cho loa trung tâm, loa trái trước, loa phải trước, loa surround phải, trái và loa siêu trầm.

>>>Tin tiếp theo 
Cách nhận biết giữa loa Active và loa Passive