Cách chỉnh cục đẩy công suất mà dân sành âm thanh “ngại” tiết lộ

Cách chỉnh cục đẩy công suất khá đơn giản nhưng có thể trở thành công việc khó với nhiều người. Vậy thì hãy cùng Audio Hải Hưng khám phá cách điều chỉnh main công suất được chia sẻ bởi chính các tín đồ âm thanh trong bài viết này nhé!
Xem nhanh

1. Vì sao nên biết cách chỉnh cục đẩy công suất?

Cục đẩy công suất hay main công suất có nhiệm vụ khuếch đại âm thanh ra loa. Nhờ vậy, hiệu suất âm thanh được nâng cao và mang đến trải nghiệm giải trí tuyệt vời cho người dùng. Hơn nữa, cục đẩy còn giữ nhiệm vụ giảm độ méo, giúp hệ thống âm thanh hoạt động bền bỉ, hạn chế tối đa tình trạng chấp cháy. 

Bởi vậy, khi hiểu rõ cách chỉnh cục đẩy công suất, bạn có thể tự tối ưu trải nghiệm sử dụng mà không cần thuê hay nhờ sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời cũng giúp thiết bị hoạt động bền bỉ và ổn định theo thời gian; tránh trường hợp vặn sai nút hoặc dùng không đúng chức năng khiến cục đẩy bị hư hỏng, tốn kém nhiều chi phí để sửa chữa hoặc đầu tư thiết bị mới. 

Những lợi ích khi biết cách chỉnh cục đẩy công suất
Những lợi ích khi biết cách chỉnh cục đẩy công suất

2. Hướng dẫn cách chỉnh cục đẩy công suất tại nhà

Thực tế, việc chỉnh cục đẩy công suất không hề khó như nhiều người thường nghĩ. Tuy nhiên, bạn cũng cần bỏ chút thời gian để hiểu rõ bản chất các nút gạt sau công suất và nút điều chỉnh để sử dụng hiệu quả nhất. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chỉnh cục đẩy cơ bản và quan trọng nhất để có một hệ thống âm thanh hay. Cụ thể như sau:

2.1. Cách chỉnh âm thanh trên cục đẩy

Để chỉnh chế độ âm thanh của cục đẩy, bạn cần quan tâm đến nút gạt có chứa các ký tự sau: Bridge, Parallel và Stereo. Chúng được thiết kế ở phần mặt sau của cục đẩy.

Với mỗi chế độ sẽ có nguyên lý hoạt động và cách tạo ra chất lượng âm thanh khác nhau. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ bản chất để điều chỉnh đúng. Cụ thể như sau:

- Chế độ Bridge:

Không chạy với tải trở kháng thấp vì có thể đẩy công suất lên cao gấp 2 lần so với công suất thông thường. Điều này có thể gây nguy hiểm đến cục đẩy và các thiết bị trong dàn âm thanh. Nhà sản xuất khuyến cáo nên sử dụng Bridge ở mức 8ohm. 

Cách chỉnh cục đẩy ở chế độ Bridge như sau:

Bước 1: Gạt để chuyển công tắc sang chế độ Bridge hoặc được viết tắt là BRD (tùy theo từng nhà sản xuất). 

Bước 2: Tiến hành đấu dây:

  • Nếu đấu dây trực tiếp vào cọc loa: Chỉ sử dụng hai cọc dương (+) trên cục đẩy để kết nối. Thông thường, nhà sản xuất sẽ quy ước cọc (+) nằm bên phải và cọc âm (-) nằm bên trái. Bạn cần chú ý thật kỹ để lấy tín hiệu đầu ra cho chuẩn. 
  • Sử dụng cổng SpeakOn: Chỉ cần đấu dây vào jack cắm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
Cách chỉnh chế độ âm thanh trên cục đẩy để nghe nhạc hoặc hát karaoke 
Cách chỉnh chế độ âm thanh trên cục đẩy để nghe nhạc hoặc hát karaoke 

- Chế độ Parallel: 

Parallel là một chế độ âm thanh khá giống với Bridge nhưng nó được sử dụng theo cơ chế đấu nối song song. Parallel được sử dụng trong các không gian âm thanh rộng lớn, không sử dụng nhiều thiết bị khuếch đại. 

Cách nối và điều chỉnh chế độ này như sau:

Bước 1: Chuyển nút gạt sang chế độ Parallel hoặc PRL.

Bước 2: Tiến hành đầu hai cọc (+) với nhau. Nếu sử dụng đường 70V để kéo loa thì công tắc CH1 và CH2 nên chuyển sang chế độ 70V. 

- Chế độ Stereo: 

Thường dùng trong các dàn âm thanh có 2 vế loa. Ở các thiết bị khác nhau, Stereo thường có các mức trở kháng như 2ohm, 4ohm hoặc 8ohm phù hợp với trở kháng của từng loại loa. 

Bước 1: Gạt công tắc về chế độ Stereo hoặc STR.

Bước 2: Đấu nối dây loa với jack kết nối theo hướng dẫn là được. 

2.2. Cách chỉnh độ nhạy cho cục công suất

Để chỉnh độ nhạy cho cục công suất, bạn cần quan tâm đến nút gạt Sensitivity. Độ nhạy của cục đẩy sẽ ảnh hưởng đến độ to, rõ ràng của âm thanh đầu ra. Vì vậy, cần lưu ý một số điều sau khi thực hiện:

  • Cùng với mức tín hiệu, âm lượng, nếu đặt độ nhạy là 0.775V thì âm lượng phát ra sẽ ở mức 1V. Tương tự vậy nếu bạn chỉnh độ nhạy lên 1V thì âm lượng phát ra sẽ lớn hơn 1.4V. 
  • Để cục đẩy đạt công suất lớn nhất, tín hiệu đầu vào phải ở mức 0.775V, 1V hoặc 1.4V. Đồng thời, hãy thiết lập độ nhạy cục công suất mức hợp lý. 
Cách chỉnh độ nhạy cho cục đẩy
Cách chỉnh độ nhạy cho cục đẩy

2.3. Một số cách chỉnh cục đẩy công suất khác

  • Chỉnh nút lọc dải tần số: Chọn chế độ Lo - Pass nếu muốn giảm bớt âm cao và giữ lại âm trầm, phù hợp với các bản nhạc có quá nhiều âm cao. Hoặc chọn chế độ Hi - Pass nếu bản nhạc có nhiều âm trầm để giảm bớt âm trầm. 
  • Chỉnh chế độ tránh bị điện giật: Tại nút gạt Ground, bạn có thể chọn ON nếu có dây nối xuống đất. Hoặc chọn OFF nếu không có dây nối xuống đất. Chế độ Ground có nhiệm vụ tránh tình trạng điện giật, bảo vệ an toàn cho người dùng khỏi sự rò rỉ điện. 
  • Chỉnh độ méo tiếng: Bạn cần quan tâm đến nút gạt Limiter nếu muốn áp dụng cách chỉnh cục đẩy công suất này. Bật chế độ ON nếu muốn hạn chế sự méo tiếng và quá tải trong hệ thống tín hiệu âm thanh. Hoặc chọn OFF nếu muốn hủy bỏ chế độ này.
Các nút gạt để chỉnh độ méo tiếng và tránh bị điện giật
Các nút gạt để chỉnh độ méo tiếng và tránh bị điện giật

Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về cách chỉnh cục đẩy công suất theo kinh nghiệm của các tín đồ âm thanh. Các bạn có thể lưu lại để tự áp dụng tại nhà nhé! Nếu bạn có nhu cầu mua cục đẩy công suất hoặc có câu hỏi băn khoăn về cách chỉnh thiết bị này thì hãy liên hệ đến hotline 0977 060 286 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!