Cách tính công suất đường dây loa trong hệ thống âm thanh

Để giúp lựa chọn Amply có công suất phù hợp với công suất của hệ thống loa thì không thể bỏ qua tính công suất đường dây loa, Hải Hưng chia sẻ bài viết này giúp quý khách lên thiết kế xây dựng hệ thống âm thanh chuyên nghiệp nhất.
Xem nhanh
Để tính công suất đường dây loa chúng ta để ý đến Amply kết nối với loa là Kết nối trở kháng cao hay kết nối trở kháng thấp

>>>Bạn hãy xem ngay 
2+ cách xác định công suất loa chính xác 100% của các chuyên gia
 
tinh-cong-suat-day-loa/ket-noi-ampli-voi-loa
 

Nhận diện Ampli với loa Kết nối trở kháng cao

- Bộ tăng âm thường có ngõ ra loa trở kháng cao (ví dụ như 70V, 100V,...),
- Ngõ ra trở kháng cao sử dụng với nhiều loa và khoảng cách lớn. Loa có biến áp thường được sử dụng cho ngõ ra có trở kháng cao. Đối với hệ thống PA truyền thanh, để tránh việc đấu nối sai và hiệu quả truyền âm tốt thì nên sử dụng loa có trở kháng cao

Ví dụ của kết nối trở kháng cao

Trong hệ thống âm thanh thông báo công cộng, để bao phủ một diện tích rộng nên khoảng cách dây nối lớn. Vì vậy người ta thường dùng kết nối trở kháng cao. Trong đó tất cả các loa (có biến áp) sẽ được mắc song song tránh sử dụng những loa này với loa không có biến áp.
Ở kết nối trở kháng cao, khi bạn còn mắc các loa song song, nó sẽ rất hữu hiệu khi thiết kế sao cho tổng đầu vào loa nhỏ hơn công suất đầu ra tăng âm. Điều này sẽ giúp loại bỏ tính toán trở kháng phức tạp

Công thức tính công suất đường dây loa đối với Kết nối trở kháng cao

ket-noi-tro-khang-cao

Thậm chí khi kết nối loa với các đầu vào khác sẽ chẳng có vấn đề gì nếu giữ tổng công suất loa nhỏ hơn mức tăng âm ra

tinh-cong-suat-day-loa-ket-noi-tro-khang-cao

Nhận diện Ampli với loa Kết nối trở kháng thấp

- Bộ tăng âm thường có ngõ ra loa trở kháng thấp (ví dụ như 4ohms , 8ohms , 16ohms, ...) 
- Ngõ ra trở kháng thấp thường được sử dụng khi có ít loa (1 đến 4 loa) và khoảng cách giữa bộ tâng âm và loa ngắn (khoảng 10m)

Ví dụ của kết nối trở kháng thấp

Cần thiết phải thiết kế sao cho tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của bộ tăng âm, khi tổng trở kháng loa thấp hơn trở kháng ra của bộ tăng âm sẽ dẫn đến kết quả là hoạt động không ổn định và bộ tăng âm hoạt động sai chức năng. Khoảng cách nối giữa bộ tăng âm và loa nên nhỏ hơn 10m. Nếu khoảng cách lớn hơn, công suất ra từ bộ tăng âm sẽ làm nóng dây dẫn và không thể cung cấp công suất cần thiết cho loa.

Công thức tính công suất đường dây loa đối với Kết nối trở kháng thấp

tinh-cong-suat-day-loa-ket-noi-tro-khang-thap
 

>>Hãy xem ngay hơn 1000 LOA HỘI TRƯỜNG - Có giá chi tiết kèm theo, đầy đủ thông số và cách lắp đặt


Trên đây Audio Hải Hưng, đã chia sẻ Cách tính công suất đường dây loa trong hệ thống âm thanh, Vậy nếu các bạn còn băn khoăn vấn đề gì về hệ thống âm thanh xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để có được giải pháp tốt nhất